Trong hành trình xây dựng cuộc sống ổn định, mua nhà luôn là một trong những mục tiêu tài chính quan trọng hàng đầu của người trẻ. Tuy nhiên, với sự biến động của thị trường bất động sản và giá nhà ngày càng leo thang, việc mua nhà cũng ngày càng xa vời. Để giúp người trẻ dễ dàng tiến gần hơn đến mục tiêu của mình, các chuyên gia tại Khải Minh Land đã chia sẻ bài toán tài chính mua nhà chi tiết, hiệu quả dưới đây.

Mua nhà cần bao nhiêu tiền?
Thị trường bất động sản Việt Nam đang ngày càng biến động, giá bất động sản tăng lên nhanh chóng, điều này khiến cho mong muốn sở hữu nhà riêng ngày càng xa vời, đặc biệt là với những người có thu nhập trung bình.
Cụ thể, theo số liệu từ Numbeo, giá nhà trung bình tại Việt Nam đang cao gấp 23,7 lần thu nhập trung bình hàng năm của một hộ gia đình. Với mức thu nhập trung bình được Tổng cục Thống kê Việt Nam ghi nhận là 85,2 triệu đồng/năm (khoảng 7,1 triệu đồng/tháng), giá nhà trung bình ước tính từ 2 tỷ đồng trở lên.
Tình hình tại TP.HCM còn khó khăn hơn, khi báo cáo của ULI năm 2023 cho thấy giá nhà trung bình ở đây cao gấp 32,5 lần thu nhập trung bình của một hộ gia đình, đạt mức 296.063 USD (tương đương 7,4 tỷ đồng). Con số này vượt xa khả năng tài chính của đa số người dân, đặc biệt là các bạn trẻ mới ra trường chỉ có mức thu nhập dao động trong khoảng 100-150 triệu đồng/năm.
Mặc dù, vẫn có một số ít những người trẻ có thu nhập 30-40 triệu đồng/tháng kết hợp đầu tư sinh lời để mua nhà. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng không lớn. Chính vì vậy, nếu bạn đang có mong muốn mua nhà trong tương lai, ngay từ bây giờ bạn cần bắt đầu xây dựng kế hoạch tích lũy dài hạn, lựa chọn kênh đầu tư phù hợp và quyết định chiến lược vay mua nhà hợp lý.

Vậy người trẻ cần bao nhiêu năm để mua được nhà?
Với mức thu nhập khởi điểm 20 triệu đồng/tháng (240 triệu/năm) ở tuổi 25 và khả năng tiết kiệm 120 triệu đồng mỗi năm. Việc sở hữu nhà có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu chỉ đơn thuần tích góp mà không có chiến lược đầu tư, bạn sẽ mất đến 17 năm (42 tuổi) để có đủ 2 tỷ đồng mua nhà cơ bản, hoặc 58 năm (83 tuổi) cho căn nhà 7 tỷ đồng ở thành phố lớn.
Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng bài toán tài chính chi tiết dưới đây để đẩy nhanh quá trình sở hữu căn nhà cho riêng mình.
Năm | Thu nhập (triệu đồng) | Chi tiêu (triệu đồng) | Tiết kiệm (triệu đồng) | Lợi nhuận (triệu đồng) | Tích luỹ (triệu đồng) |
1 | 240 | 120 | 120 | 11.88 | 131.9 |
2 | 252 | 120 | 132 | 26.12 | 290.0 |
3 | 265 | 120 | 145 | 26.12 | 290.0 |
4 | 278 | 120 | 158 | 62.91 | 698.4 |
5 | 292 | 120 | 172 | 86.14 | 956.2 |
6 | 306 | 120 | 186 | 113.11 | 1,255.6 |
7 | 322 | 120 | 202 | 144.27 | 1,601.5 |
8 | 338 | 120 | 218 | 180.11 | 1,999.4 |
9 | 355 | 120 | 235 | 221.16 | 2,455.1 |
10 | 372 | 120 | 252 | 268.03 | 2.975.5 |
Việc lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hành trình sở hữu nhà của người trẻ. Thay vì chờ đợi gần hai thập kỷ, một chiến lược tài chính hiệu quả có thể rút ngắn thời gian xuống còn chưa đầy một thập kỷ, giúp bạn sở hữu nhà khi còn đang ở độ tuổi 30.

Lập kế hoạch và giải bài toán tài chính mua nhà cho người trẻ
Ngoài ra, để xây dựng được cho mình một kế hoạch mua nhà chi tiết, hiệu quả hơn, tham khảo những kinh nghiệm được chuyên gia chia sẻ dưới đây:
Xác định khả năng chi trả
Đầu tiên, bạn cần phân tích và xác định cụ thể khả năng chi trả của mình trong trình mua nhà để tránh rơi vào bẫy nợ nần và đảm bảo sự ổn định tài chính lâu dài. Khi biết chính xác mức giá nhà phù hợp với tình hình tài chính, bạn sẽ có quyết định sáng suốt hơn và không phải đánh đổi chất lượng cuộc sống hiện tại.
Để xác định khả năng chi trả, bạn cần liệt kê chi tiết những khoản thu nhập hàng tháng từ tất cả các nguồn, và các khoản chi tiêu thiết yếu cho cuộc sống. Sau khi đã tính toán kỹ dòng tiền, bạn có thể áp dụng quy tắt 30/40 vào kế hoạch mua nhà của mình. Trong đó, giới hạn chi phí trả nợ mua nhà không quá 30% thu nhập và tổng chi phí nhà ở không quá 40% thu nhập.
Việc xác định khả năng chi trả sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ hơn cho những tình huống bất ngờ trong tương lai. Nên trích ra, một quỹ dự phòng tương đương 3-6 tháng chi phí sinh hoạt phòng khi gặp khó khăn bất ngờ như mất việc hoặc đau ốm, đồng thời hạn chế tình trạng bị gián đoạn việc trả nợ nhà và duy trì được cuộc sống ổn định.

Tính toán toàn bộ chi phí khi mua nhà
Sau khi đã xác định rõ khả năng chi trả, bạn cần tiếp tục tính toán kỹ toàn bộ chi phí cần để mua nhà. Nhiều người chỉ tập trung vào giá trị bất động sản mà quên mất rằng đó chỉ là một phần trong tổng chi phí sở hữu, điều này khiến cho những chi phí phát sinh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tạo áp lực tài chính lớn.
Trong đó, các khoản phí cần thiết khi mua nhà bao gồm: tiền cọc (10-30% giá trị nhà). Khoản đặt cọc càng cao, gánh nặng nợ nần càng giảm, giúp bạn tiết kiệm đáng kể tiền lãi dài hạn. Các chi phí pháp lý như phí chuyển nhượng, công chứng và làm sổ đỏ tuy chỉ chiếm 1-5% giá trị bất động sản nhưng lại là khoản bắt buộc không thể bỏ qua. Đặc biệt, thuế nhà đất hàng năm và chi phí bảo trì (1-3% giá trị nhà mỗi năm). Đây đều là những khoản chi phí bạn cần chi trả thường xuyên trong suốt quá trình sở hữu nhà.
Tìm hiểu các gói vay của ngân hàng
Với những người trẻ có thu nhập trung bình, việc áp dụng hình thức vay vốn ngân hàng để mua nhà luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa áp lực trả lãi suất, bạn cần nghiên cứu kỹ các gói vay mua nhà từ ngân hàng.
Mỗi ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp các gói vay với điều kiện riêng biệt từ lãi suất, thời hạn vay, phí trả trước đến chính sách phạt khi thanh toán sớm. Bạn cần tìm hiểu, so sánh và đàm phán với nhiều bên cho vay, để tìm được phương án tối ưu nhất cho tình hình tài chính cá nhân.
Ngoài ra, bạn đừng quên tìm hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa lãi suất cố định (ổn định, dễ dự đoán) và lãi suất thả nổi (có thể thay đổi theo thị trường) để lựa chọn phương án phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Đồng thời, nên cân nhắc kỹ thời hạn vay để dễ dàng cân bằng giữa khoản trả hàng tháng thấp hơn (với thời hạn dài) và tổng chi phí lãi vay thấp hơn (với thời hạn ngắn).
Hiện nay, có không ít ngân hàng tung ra các chương trình cho vay với lãi suất cực kỳ hấp dẫn, chỉ với 7,5-8% mỗi năm, tuy nhiên, khoản lãi suất này thường chỉ áp dụng trong 6-12 tháng đầu tiên. Sau thời gian đó, mức lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng thêm khoảng 3,5-4% tùy thuộc vào chính sách khác nhau của từng ngân hàng và đối tượng vay.

Lên kế hoạch tiết kiệm và đầu tư
Việc xây dựng chiến lược tiết kiệm và đầu tư sau khi mua nhà đóng vai trò quyết định đến sự ổn định tài chính lâu dài của bạn.
Trước hết, một quỹ dự phòng cho các chi phí bảo trì và sửa chữa bất ngờ là tấm lá chắn bảo vệ bạn khỏi những cú sốc tài chính. Những khoản chi phí này luôn xuất hiện theo thời gian và có thể ngốn một lượng tiền đáng kể nếu không được chuẩn bị trước.
Song song với việc quản lý chi tiêu, việc tìm kiếm các nguồn thu nhập bổ sung sẽ giúp giảm áp lực trả nợ và tạo dư địa tài chính. Đây có thể là công việc freelance phù hợp với kỹ năng như thiết kế, viết lách, gia sư, hoặc các hình thức kinh doanh nhỏ như bán hàng online, làm sản phẩm handmade. Với những người có kiến thức tài chính, các kênh đầu tư như chứng khoán hay chứng chỉ quỹ có thể mang lại lợi nhuận đáng kể, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng mức độ rủi ro phù hợp với khả năng tài chính hiện tại.
Cuối cùng, việc lập kế hoạch tiết kiệm cho các mục tiêu tương lai như giáo dục con cái hay hưu trí sẽ đảm bảo bạn không bị động trước các nhu cầu tài chính lớn trong tương lai. Một chiến lược tài chính toàn diện sẽ giúp bạn không chỉ duy trì ngôi nhà mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho cuộc sống tương lai. tn
Lời Kết
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về bài toán tài chính mua nhà được chuyên gia tại Khải Minh Land chia sẻ. Bằng cách thiết lập mục tiêu rõ ràng, quản lý chi tiêu hiệu quả, đồng thời lựa chọn phương án tài chính phù hợp, linh hoạt trong việc điều chỉnh theo tình hình thực tế, ước mơ sở hữu nhà riêng của người trẻ không còn xa vời.