Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội khác gì chung cư thương mại

Nhà ở xã hội là một giải pháp thiết thực nhằm giải quyết bài toán nhà ở cho những đối tượng có thu nhập thấp. Với mục tiêu mang đến một cuộc sống ổn định, nhà ở xã hội được cung cấp với mức giá phải chăng và đi kèm thêm nhiều chính sách vô cùng hấp dẫn. Vậy nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội khác gì chung cư thương mại? Hãy cùng Khải Minh Land tìm hiểu tường tận về loại hình nhà ở này thông qua bài viết sau đây.

nha o xa hoi la gi
Nội dung bài viết

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở được xây dựng nhằm hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp, không đủ khả năng mua nhà ở thương mại và được hưởng các chính sách về nhà ở theo quy định của pháp luật. Thông thường, mỗi căn hộ sẽ có diện tích dao động khoảng từ 25 đến 70m2 và bên trong được thiết kế đầy đủ các phòng chức năng cơ bản như phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp. 

Chung cư nhà ở xã hội
Chung cư nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội có mấy loại?

Dựa theo Điều 55 của bộ Luật nhà ở năm 2014, nhà ở xã hội phải phù hợp với thông tin quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, nhà ở xã hội được chia làm 2 loại cơ bản bao gồm chung cư xã hội và nhà ở xã hội riêng lẻ cụ thể:

Chung cư xã hội

Đối với chung cư xã hội, căn hộ phải được xây dựng theo kiểu khép kín và đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng cũng như tiêu chuẩn tối thiểu về diện tích. Tại các dự án chung cư xã hội, thường có diện tích sàn từ 25 – 70m2. ở một số địa phương diện tích sàn có thể được nâng lên tối đa 77m2, nhưng số căn hộ được nâng diện tích không quá 10% tổng số căn hộ trong dự án.

Chung cư xã hội 
Chung cư xã hội 

Nhà ở xã hội riêng lẻ

Đối với nhà ở xã hội dưới dạng nhà riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo quy chuẩn và tiêu chuẩn diện tích về nhà ở xã hội. Diện tích cho từng căn nhà ở xã hội riêng lẻ tối đa sẽ là 70m2 và mật độ xây dựng trên đất không vượt quá 2 lần. Thiết kế ngôi nhà phải phù hợp với quy định của Nhà nước.

Đặc điểm pháp lý của nhà ở xã hội

Đặc điểm pháp lý của nhà ở xã hội sẽ bao gồm các quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện sở hữu, chuyển nhượng và chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Trong các vấn đề mua bán nhà, sang nhượng hay cho thuê thì cần phải tuân thủ theo một số quy định như sau: 

  • Bên mua, bên thuê nhà ở xã hội sẽ không được phép cho thuê hay bán lại căn nhà trong vòng tối thiểu là 5 năm. 
  • Trong khoảng thời gian 5 năm đó, bên mua vẫn có thể bán nhà ở khi đã thanh toán đầy đủ tiền mua. Nhưng với điều kiện khi bán chỉ được phép bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội hoặc những đối tượng thuộc diện mua loại hình nhà ở này theo quy định của pháp luật gồm hộ gia đình nghèo, người có công với cách mạng, người lao động, cán bộ…
  • Đối với những người thuê nhà ở xã hội thì xuyên suốt quá trình thuê sẽ không được phép cho thuê lại hay cho mượn nhà để ở. 
  • Mỗi hộ gia đình sẽ được Nhà nước hỗ trợ mua, thuê nhà ở xã hội một lần duy nhất.
Đặc điểm pháp lý nhà ở xã hội 
Đặc điểm pháp lý nhà ở xã hội 

Ưu nhược điểm của nhà ở xã hội

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của nhà ở xã hội: 

Ưu điểm của nhà ở xã hội

  • Giá bán và cho thuê thấp: Nhà ở xã hội được hay chung cư xã hội đều được Nhà nước hỗ trợ về quỹ đất và các chính sách miễn giảm thuế. Do đó, giá bán, giá cho thuê thường thấp hơn nhiều so với chung cư thương mại. Điều này giúp các đối tượng có thu nhập thấp, công nhân, người lao động dễ dàng sở hữu hoặc thuê nhà với chi phí hợp lý.
  • Quyền lợi pháp lý được bảo vệ: Người mua nhà ở xã hội vẫn có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất sau khi đã thanh toán đầy đủ giá trị của căn nhà. Không chỉ đảm bảo quyền lợi về mặt pháp lý, mà còn hạn chế tối đa các vấn đề tranh chấp xảy ra. 
  • Chất lượng xây dựng và quản lý được nâng cao: Các dự án nhà ở xã hội chú trọng vào chất lượng xây dựng, thiết kế tiện ích đầy đủ và cơ sở hạ tầng xung quanh được đảm bảo. Đặc biệt, một số dự án còn được liên kết với các nhà phát triển bất động sản uy tín để quản lý và vận hành hiệu quả.
 Nhà ở xã hội có chi phí mua, thuê hợp lý 
 Nhà ở xã hội có chi phí mua, thuê hợp lý 

Nhược điểm của nhà ở xã hội

  • Giới hạn về diện tích: Nhà ở xã hội thường có diện tích nhỏ từ 25m2 đến 70m2 dẫn đến không gian sinh hoạt bên trong còn hạn chế. Vì vậy, loại hình nhà ở này sẽ khó phù hợp với các gia đình đông thành viên hoặc những người muốn có không gian sống rộng rãi hơn.
  • Quy định về việc chuyển nhượng hạn chế: Không được phép bán lại căn nhà trong vòng 5 năm. Nếu trong 5 năm, người mua đã thanh toán đầy đủ tiền, thì chỉ có thể được phép bán lại cho đơn vị quản lý NƠXH và đối tượng theo quy định.
  • Vị trí thường không thuận tiện: Các dự án nhà ở xã hội thường được xây dựng ở những vị trí nằm xa trung tâm thành phố. Khi sinh sống tại đây, cư dân sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, tiếp cận tới các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và việc làm.

Để hiểu hơn về nhược điểm cũng như hạn chế, bạn có thể xem thêm bài viết Rủi ro khi mua nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội có diện tích còn hạn chế 
Nhà ở xã hội có diện tích còn hạn chế 

Nhà ở xã hội khác gì chung cư, nhà ở thương mại

Nhà ở xã hội, chung cư, nhà ở thương mại khác nhau về nhiều mặt từ đối tượng sở hữu, giá cả, chính sách hỗ trợ cho đến quy định pháp lý. Dưới đây là những điểm khác biệt chính giữa nhà ở xã hội và nhà ở thương mại:

Nhà ở xã hộiNhà ở thương mại



Đối tượng sở hữu
Dành riêng cho những đối tượng đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội, được hưởng các chính sách về nhà ở theo quy định của pháp luật như hộ gia đình nghèo, công nhân lao động, sinh viên cần nhà ở trong thời gian học tập, người có công với cách mạng…Không giới hạn đối tượng sở hữu. Bất kỳ ai có nhu cầu và đủ khả năng tài chính đều có thể mua hoặc thuê nhà ở thương mại.



Mức giá bán
Nhờ vào các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất, giá đất ưu đãi của Nhà nước, cho nên giá bán và giá cho thuê thường rẻ hơn so với nhà ở thương mại.Vì không có các chính sách hỗ trợ nên giá bán thường cao hơn rất nhiều so với nhà ở xã hội. Ngoài ra, giá nhà thương mại còn biến động theo vị trí, tiện ích và chất lượng dự án.



Chính sách vay vốn
Được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng được chỉ định. Thời gian vay có thể được kéo dài và lãi suất thấp hơn so với các khoản vay thông thường.Không có hỗ trợ vay vốn từ Nhà nước, người mua phải vay với lãi suất thương mại thông thường, phụ thuộc vào ngân hàng và khả năng tài chính cá nhân.



Chuyển nhượng và bán lại
Bị hạn chế về quyền chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng phải được tuân theo quy định chặt chẽ như chỉ được bán cho các đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội hoặc bán lại cho Nhà nước.Không bị hạn chế chuyển nhượng. Người mua nhà ở thương mại có thể bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng ngay sau khi nhận nhà.



Diện tích và tiện nghi
Diện tích căn hộ thường nhỏ dao động từ 25 đến 70m2 và kèm theo các tiện ích cơ bản. Thông thường, các dự án nhà ở xã hội sẽ ít chú trọng đến thẩm mỹ, không có nhiều tiện ích cao cấp như hồ bơi, khu vui chơi, phòng gym.Có diện tích đa dạng hơn, từ căn hộ nhỏ đến căn hộ cao cấp. Tiện ích và dịch vụ tại các chung cư thương mại thường đầy đủ và hiện đại hơn bao gồm các khu vực giải trí, thể thao, an ninh, và dịch vụ quản lý chuyên nghiệp.
Vị trí dự án Thường được xây dựng ở các vị trí xa trung tâm để tiết kiệm chi phí, trên các quỹ đất được nhà nước ưu đãi. Điều này khiến việc di chuyển, đi làm, tiếp cận các tiện ích công cộng trở nên bất tiện.Thường nằm ở những vị trí đẹp, ngay trung tâm thành phố, có kết nối giao thông thuận tiện. Góp phần giúp cư dân dễ dàng tiếp cận công việc, trường học, bệnh viện và các tiện ích khác.

Xem thêm: Các loại nhà ở Việt Nam

Các câu hỏi thường gặp – FAQs

Thời hạn sử dụng nhà ở xã hội là bao lâu?

Đối với Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thời hạn sở hữu nhà ở xã hội là lâu dài.

Đối với đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tài khoản 1 điều 159 luật nhà ở xã hội 2014, thì sẽ được sở hữu và sử dụng trong vòng 50 năm và có thể gia hạn.

Thời gian sở hữu nhà ở xã hội
Thời gian sở hữu nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội có được thế chấp ngân hàng không?

Tại Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định, người mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp ngân hàng, trừ khi thế chấp ngân hàng với mục đích vay tiền để mua chính căn hộ đó. Đồng thời, cũng không được quyền chuyển nhượng lại nhà ở dưới mọi hình thức trong khoảng thời gian tối thiểu là 5 năm.

Nhà ở xã hội không được thế chấp ngân hàng 
Nhà ở xã hội không được thế chấp ngân hàng 

Nhà ở xã hội có được cấp sổ đỏ không?

Khi mua nhà ở xã hội, người mua sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (hay thường được gọi là sổ hồng, sổ đỏ) khi đã thanh toán đầy đủ giá trị căn nhà và thực hiện đủ các yêu cầu pháp lý liên quan.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về nhà ở xã hội là gì, nhà ở xã hội có mấy loại cũng như một số ưu nhược điểm của loại hình nhà ở này. Nếu như bạn có thắc mắc hay còn bất kỳ câu hỏi nào thêm liên quan đến chủ đề này cần được giải đáp. Vui lòng liên hệ với Khải Minh Land để được các chuyên gia bất động sản với nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp hỗ trợ mình ngay nhé. 

Đăng ký tư vấn và cập nhật thông tin dự án

Picture of Khải Minh Land
Khải Minh Land

Là đơn vị tiên phong trong phát triển và môi giới bất động sản, Khải Minh Land không chỉ cung cấp những dự án chất lượng mà còn chia sẻ những thông tin giá trị, giúp bạn định hình con đường đầu tư và an cư vững bền.

Các dự án nổi bật